Một sân vườn Nhật Bản đúng chuẩn sẽ bao gồm các yếu tố như: hồ nước, đá, cây và những thực vật khác nhỏ hơn. Theo các nghệ nhân thiết kế sân vườn Nhật Bản, khu vườn là sự mô tả thiên nhiên một cách chính xác nhất và cũng thể hiện được lòng kính trọng của con người đối với tự nhiên. Thậm chí nhìn vào sân vườn kiểu Nhật, bạn còn có thể thấy được cả 4 mùa trong đó. Phong cách thiết kế sân vườn Nhật Bản có rất nhiều loại, nhưng chủ yếu nhất vẫn là 3 phong cách truyền thống là: Karesansui, Chaniwa và Tsukiyama. Mời bạn cùng Trung Kiên Landscape tìm hiểu nhé!
Đặc điểm của phong cách sân vườn Nhật Bản
Phong cách sân vườn Nhật Bản được ưa chuộng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chính bởi sự giản dị nhưng đầy tỉ mỉ của tổng thể khu vườn.
Vườn Nhật thường mang đậm tính thiền đặc trưng bởi sự hòa quyện giữa đơn giản và sâu sắc. Những khu vườn ấy biểu lộ vẻ đẹp thuần tịnh của thiên nhiên, hài hòa giữa trầm lắng và bình dị, khơi nguồn cho những tư duy thâm thúy gợi lên trong lòng những cảm nhận về giá trị thực sự của cuộc sống này.
Sự cân bằng, tính đồng nhất chính là trọng tâm của nghệ thuật kiến tạo nên một khu vườn Nhật. Khu vườn tạo cho người ngắm một cảm giác đồng nhất, chan hòa, không tách biệt với thiên nhiên. Hình dáng, kiến trúc của ngôi nhà và dáng vẻ tự nhiên của khu vườn như đang hòa quyện vào nhau tạo nên một dáng vẻ mới, một tổng thể đồng nhất.
Một số hình ảnh minh họa các góc của một khu vườn Nhật Bản
Xem ngay: [Cập nhật 2022] Các phong cách thiết kế sân vườn Hot Nhất hiện nay
Tại sao cần phải thiết kế cảnh quan công sở?
Top 3 phong cách thiết kế sân vườn Nhật Bản
Kiểu vườn cảnh Karesansui (Khô Sơn Thủy)
Mẫu sân vườn Karesansui là loại sân vườn đá, hay sân vườn khô, hay còn được gọi với cái tên là sân vườn thiền định (Zen garden). Đây là loại sân vườn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Phật giáo thiền phái, và được sử dụng trong các ngôi đền tại đất nước Nhật Bản.
Là phong cách duy nhất chỉ có tại Nhật, nên cũng có nơi gọi là vườn Thiền.
Kiểu vườn cảnh Karesansui là loại sân vườn đá hay sân vườn khô chỉ có duy nhất tại Nhật Bản
Vườn Karesansui bị ảnh hưởng mạnh từ Phật giáo thiền phái, thường được áp dụng tại các khuôn viên nơi linh thiêng như đền, chùa. Loại sân vườn Karesansui đã xuất hiện từ thời Muromachi (1392-1568). Trong kiến trúc sân vườn Nhật Bản, kiểu thiết kế này mang vẻ đẹp của thiên nhiên được miêu tả theo quan niệm trừu tượng bằng cách sử dụng đá, cát, sỏi và những miếng rêu.
Rất ít cây cỏ, thậm chí có nơi sẽ không hề sử dụng đến chúng. Khu vườn được thiết kế trông như những hòn đảo hay những ngọn núi nổi lên trên giữa mặt nước mênh mông trong khi không hề sử dụng đến một chút nước nào.
Nước ở đây chính là được miêu tả bởi cát trắng được cào thành những vòng tròn gợn sóng xung quanh những hòn đá – tượng trưng cho những hòn đảo và núi non của Nhật Bản. Những viên sỏi hay phiến đá phẳng sẽ tượng trưng cho những cây cầu bắc ngang mặt nước. Và một điều đặc biệt là, khu vườn luôn được thay đổi theo một thời gian nhất định nào đó.
Những hòn đá, những làn sóng cát được sắp xếp lại theo chủ ý của chủ nhân khu vườn, tuy nhiên nhưng những hòn sỏi hay phiến đá thì rất ít khi được sắp xếp lại, chúng chỉ được xếp lại theo một trật tự mới mỗi khi có sự can thiệp của thời tiết hoặc do sự vô tình của con người tạo nên. Trong thiết kế sân vườn Karesansui, việc sắp đặt đá (stone) là vô cùng quan trọng.
Do vậy, phải đặt đá đúng chỗ để có được góc nhìn nghệ thuật sân vườn Nhật Bản đẹp nhất. Nếu một viên đá có phẩn đỉnh trông xấu, bạn đừng đặt nó ngay ở giữa sân vườn, hãy đặt nó vào một bên của sân vườn và nên chú ý sắp đặt đá theo chiều ngang hơn là chiều đứng. Nếu các viên đá được sắp đặt xa nhau, hãy bố trí cho chúng chạy nối tiếp để có kết cấu cây cầu liền mạch hơn.
Vườn Karesansui bị ảnh hưởng mạnh từ Phật giáo nên thường được áp dụng tại các khuôn viên nơi linh thiêng
Sắp xếp đá trong phong cách vườn Karesansui là vô cùng quan trọng vì Karesansui tập trung nhấn mạnh vào một không gian trống trải, tạo ra một vẻ đẹp tĩnh tại mà huyền bí, nên các chùa chiền, miếu mạo theo Thiền phái mới sử dụng đến phong cách thiết kế sân vườn Nhật Bản này.
Theo kiểu thiết kế của Karesansui thì cách tốt nhất để ngắm khu vườn chính là khi bạn ngồi một mình, và ở trong đúng tư thế trang trọng nhất của Thiền phái.
Cũng vì mang vẻ đẹp huyền bí như vậy mà bản thân mỗi người khi ngắm nhìn nó, từ khách du lịch cho đến các vị tăng lữ khi ngắm Karesansui đều có thể cảm nhận được nhiều ý nghĩa và có những cách nhìn khác nhau như thế.
Vườn Karesansui đặc trưng bởi các đường vân được tạo từ những viên sỏi hoặc cát gợi lên hình ảnh các cơn sóng, thích hợp cho các khuôn viên sân vườn nhỏ.
Nhưng tất cả đều cảm thấy được tâm hồn mình dường như đang lắng lại, yên bình hơn, thậm chí có thể nhìn lại chính mình và tìm ra điều quan trọng nhất của cuộc đời.Vì sao chúng ta không thể nhận thức được hết tất cả sự thật một cách chính xác nhất? Đó chính là do tầm nhìn hạn chế của chúng ta, chỉ nhìn theo một hướng bằng con mắt chủ quan của bản thân.
Tất cả những quyết định nhầm lẫn từ đó mà sinh ra. Khu vườn Thiền ở ngôi chùa Ryuuan, có khoảng 15 hòn đá luôn được sắp xếp một cách cố ý sao cho khi nhìn từ mọi góc độ, mọi vị trí, ta cũng chỉ nhìn thấy được 14 hòn đá mà thôi. Giống như thế, trong cuộc sống hiện thực, chúng ta không thể nhìn thấu được tất cả mọi thứ. Chỉ khi suy ngẫm ta mới có thể sáng suốt hơn, thanh thản hơn, và đó chính là điều mà Karesansui nói riêng cũng như Thiền phái nói chung muốn mọi người hướng đến.
Xem ngay: Sân vườn Nhật Bản: Tìm hiểu thiết kế, phong cách kiến trúc từ A-Z
Thiết kế cảnh quan trường học như thế nào hợp lý?
Kiểu vườn cảnh Chaniwa (Trà Đình)
Chaniwa (茶庭), được ghép từ chữ Trà (Cha – 茶) và chữ Viên (Niwa –庭 ),tạm dịch nghĩa là Vườn Trà. Sở dĩ có tên như vậy là bởi sân vườn kiểu Nhật Bản này có liên hệ mật thiết với Trà Đạo. Khi tham gia vào nghi lễ thưởng trà (Chanoyu) của người Nhật, bạn sẽ phải vào Trà thất (Chashitsu), và Trà thất thì lại nằm trong kiểu sân vườn Chaniwa.
Nói cách khác, Chaniwa là khu vườn được thiết kế ra để nhằm mục đích cho những nơi có tổ chức Chanoyu. Xuất hiện từ thế kỷ 14, thời đó Chaniwa không phải là khu vườn mà ai cũng có thể hiểu hết được vẻ đẹp vốn có của nó. Khu vườn đơn thuần chỉ là những bụi hoa hoặc cây nhỏ xanh mướt, xuyên qua chúng là những lối đi hẹp được làm một cách hết sức cẩn thận, có lát những bậc đá để bước lên, dẫn đến nơi Trà thất.
Con đường này còn được gọi là nobedan, và những bậc đá đó sẽ được gọi tên là tobi-ishi, hoặc tên là nori-no-ishi. Trong những bậc đá ấy, có 3 bậc đá có tên riêng là: Yaku ishi – hòn đá lớn nhô lên nhằm nhấn mạnh khung cảnh nổi bật của cả khu vườn, fumi ishi – hòn đá cuối cùng để khách bước lên để đi vào Trà thất, và fumiwake ishi – cao hơn và to hơn những hòn đá khác, thường đặt nằm ở chỗ giao nhau của những nobedan.
Lối đi dạo để bước vào khu trà thất là rất quan trọng trong phong cách sân vườn Chaniwa.
Ngoài nobedan ra, Chaniwa còn có thêm những đặc trưng khác, đó chính là tourou – đèn đá, koshikake machiai – nơi dừng chân có ghế băng dài để khách ngồi chờ, suna secchin – là khu vệ sinh, tsukubai – là bể nước bằng đá để cho khách rửa tay trước khi bước vào Trà thất, và nakakuguri – là cổng nhỏ để khách bước vào vườn (còn gọi là Chuumon).
Có nơi dựng đến 2 chiếc cổng nakakuguri để tạo nên cảm giác chia đôi khu vườn, nhưng cũng có nơi sau khi bước qua nakakuguri thứ 2 rồi, bỗng xuất hiện thêm 1 nakakuguri thứ 3. Đôi lúc ta cũng bắt gặp một khu vườn Trà chỉ có nobedan mà không có những thứ kia, và chính vì thế mà Chaniwa còn có tên là Roji Niwa – khu vườn có lối đi nhỏ hẹp.
Bất cứ ai muốn vào khu trà thất bắt buộc phải rửa sạch tay và chân, như một hình thức thanh tẩy những thứ không sạch sẽ khỏi bản thân.
Một nghi thức bắt buộc dành cho khách thưởng trà trước khi bước vào Trà thất, đó chính là phải gột rửa thanh tẩy cơ thể. Nơi để khách thưởng trà thanh tẩy chính là bể nước bằng đá tsukubai. Tất nhiên không phải ra tsukubai đứng dội nước xối xả lên người, đây là bể nước lộ thiên, mà chỉ là để rửa tay thôi (nếu khách thưởng trà không đi tất, đi giày mà đi dép thì cũng phải rửa cả chân).
Vì tsukubai là một bể nước thấp, nên khách phải cúi người xuống thậm chí là quỳ hẳn xuống để rửa tay. Như vậy là để chứng tỏ sự khiêm tốn và nhún nhường của mình khi thưởng trà. Còn có một loại bể khác cao hơn, gọi là chozubachi, nhưng loại này chỉ có ở trong những đền thờ, miếu mạo mà thôi.
Bất cứ ai muốn vào khu trà thất bắt buộc phải rửa sạch sẽ tay chân, như một hình thức thanh tẩy bản thân khỏi những thứ không sạch sẽ.
Xem ngay: Kiến trúc xanh là gì? Tìm hiểu tiêu chí đánh giá công trình
Cách thi công Hồ cá Koi, nguyên tắc thiết kế hồ cá chi tiết từ A đến Z
Kiểu vườn cảnh Tsukiyama (Trúc Sơn) Tsukiyama
(築山) có nghĩa là “hòn non bộ”, được dựng lên với yếu tố chủ đạo là những ngọn núi nhân tạo, do đó nó còn được gọi với cái tên là Vườn Đồi. Vườn Đồi được thiết kế để mang lại ấn tượng về một vùng đất rộng lớn, mặc dù hầu hết các khu vườn như thế này thực sự không lớn lắm, thậm chí là có diện tích nhỏ.
Đặc trưng của khu vườn kiểu này là dòng suối, con thác nhỏ, những ngọn đồi, những ao hồ trong veo, bên cạnh là cây cầu bắc ngang, điểm xuyết vào đó những bông hoa khoe sắc hay những bụi cây xanh tươi, những con đường nhỏ quanh co, y hệt như một bức tranh thu nhỏ của thiên nhiên rộng lớn.
Có thể nói, Tsukiyama là sân vườn kiểu Nhật Bản được thiết kế mô phỏng theo thế giới thiên nhiên chỉ bằng những yếu tố cơ bản của tự nhiên.
Phong cách sân vườn Tsukiyama chủ yếu là tái hiện lại hình ảnh núi đồi, dòng suối nước trong tự nhiên
Phong cách thiết kế sân vườn Nhật Bản Tsukiyama biểu trưng cho những cái đẹp to lớn của thiên nhiên như núi, đồi, sông, suối…thông qua những vật thể thu nhỏ. Tsukiyama trở nên nổi tiếng kể từ thời kỳ Edo, có tên gọi cũ là Kasan – 1 khu vườn với những ngọn đồi nhân tạo, được thiết kế trái ngược hẳn với phong cách thiết kế sân vườn Nhật Bản Hiraniwa – Vườn phẳng – là những khu vườn bình thường như những khu vườn phổ biến trong mọi ngôi nhà tại Nhật.
Vườn đồi được thiết kế chủ yếu dựa trên yếu tố đồi núi và những đường viền bao quanh chân đồi, đây là kiểu thiết kế phổ biến nhất. Ngoài ra, những yếu tố như suối, ao hồ, bụi cây hay cây nhỏ các loại sẽ được dùng để khiến cho yếu tố chủ đạo đó được nổi bật lên.
Phong cách Tsukiyama tái hiện lại tự nhiên một cách chân thật nhất, thường được áp dụng cho các khuôn viên lớn.
Có một cây đặc biệt được trồng ở trên phía trước mặt ngọn đồi, đóng vai trò trung tâm của khu vườn được gọi là Shuboku (cây chủ), và cây đó có thể là cây thông (matsu) hoặc cây sồi, thỉnh thoảng người ta cũng dùng cây sakura hoặc cây liễu để làm Shuboku, nhưng chỉ với những sân vườn kiểu Nhật Bản cá nhân được thiết kế theo sở thích.
Còn với những Vườn Đồi ở chùa chiền như chùa Tenryu và Saihou ở Kyoto là những khu vườn trang trọng đầy tôn nghiêm thì chỉ sử dụng cây thông hoặc cây sồi làm Shuboku.
Bên cạnh Shuboku, cần chú ý thêm một điểm nữa chính là Hashibasami no ishi – những hòn đá xếp dưới chân cầu với ý nghĩa tương trợ và là biểu tượng cho sức mạnh. Không chỉ có cây cỏ, non nước, một số Vườn Đồi còn có cả rùa và hạc, được xếp ở 2 hòn đảo riêng biệt vì theo thần thoại Trung Hoa và Nhật Bản, rùa và hạc là 2 linh vật biểu trưng cho sự trường thọ và cuộc sống viên mãn, hạnh phúc. Nếu 2 linh vật ấy đứng cùng nhau trong khu vườn thiên nhiên ấy, thì chúng sẽ mang lại hạnh phúc và sự trường sinh, phát lộc cho gia chủ.
Đặc điểm của vườn mang phong cách này là dù đứng ở đâu vẫn có thể bao quát cả khu vườn
Nếu như 2 loại sân vườn Nhật Bản Karesansui và Chaniwa khiến người xem chìm vào thế giới tâm tưởng đầy tĩnh lặng và suy tư thì Tsukiyama lại khác hẳn. Nó giúp chúng ta về lại, hòa mình với thiên nhiên cây cỏ, sống lại trong thế giới hoang sơ và tự nhiên nhất, cảm nhận được không khí trong lành, sức sống âm ỉ nhưng cũng không ngừng vươn lên trong từng sợi cỏ, hạt sương, tránh xa cuộc sống xô bồ, ồn ã và đầy bon chen của thị thành.
Thay vào đó là những âm thanh đến từ tự nhiên, tiếng nước chảy róc rách từ những dòng suối nhỏ, tiếng thác nước reo vui trong ánh nắng sớm, hay tiếng những con côn trùng kêu và đập cánh trong không trung ….
Tất cả những âm thanh nhẹ nhàng đầy trong trẻo đó liệu ta có thể tìm lại trong những thành phố công nghiệp hiện đại đầy khói bụi, khí đốt và những nhà máy công xưởng ngày nào cũng ầm ầm tiếng máy móc hoạt động được hay không? Quay về với tự nhiên, bảo vệ thiên nhiên, và hãy quan tâm đến thiên nhiên, đó chính là điều mà những nghệ nhân thiết kế Tsukiyama muốn chúng ta để ý và thực hiện.
Để thể hiện hình ảnh sông ngòi, ao hồ từ thiên nhiên các nhà làm vườn Nhật Bản thường ưu tiên thể hiện bằng hình ảnh các hồ nuôi và thả cá Koi.
Xem ngay: Những Nguyên Tắc Thiết Kế Cảnh Quan Có Thể Bạn Chưa Biết
Bản vẽ thi công hồ cá koi có vai trò gì? Các yêu cầu về bản vẽ hồ cá koi
Một số mẫu tiểu cảnh sân vườn Nhật Bản tiêu biểu
Mời bạn cùng Trung Kiên Landscape tham khảo các mẫu sân vườn Nhật Bản tiêu biểu.
Sân vườn kiểu Nhật với cách bố trí chi tiết đơn giản nhưng đầy ấn tượng với các gam màu xanh lá và nâu trầm, tạo cảm giác đầy tinh tế, nhẹ nhàng mà thanh thoát.
Cách bố trí tiểu cảnh sân vườn Nhật Bản chỉ chiếm một góc nhỏ của không gian ngoại thất nhưng đủ để lôi cuốn, hấp dẫn người nhìn với các chi tiết chum nước, cây cột đá và các loại cây cảnh nhỏ.
Phong cách thiết kế sân vườn Nhật Bản mùa thu độc đáo với hình ảnh cây cầu bắc qua thác nước nhỏ dẫn vào lối cửa chính. Xung quanh là cây xanh và hoa được sắp đặt theo nguyên tắc phân tầng.
Thiết kế sân vườn Nhật Bản với một góc tiểu cảnh hồ nước, có bài trí tượng Phật Quan Âm bằng đá làm trung tâm. Ngoài ra còn sắp đặt các loại đá với đủ kích cỡ cùng cây xanh và thảm rải sỏi.
Một thiết kế sân vườn kiểu Nhật có sự cân bằng giữa yếu tố gam màu xanh của cây cối và gam màu vàng xám của đá sỏi. Nhìn đơn giản nhưng ẩn chứa vẻ đẹp đầy ý nghĩa bên trong.
Khung cảnh hồ nước trong sân vườn được trang trí cầu kỳ với những chi tiết như tượng đá giữa hồ, cây cảnh, dương xỉ, rêu Nhật.
Một Khu vườn Nhật Bản trước nhà có vẻ đẹp nên thơ với hình ảnh cây cầu gỗ hình bán nguyệt bắc ngang hồ nước, phía trên là những bông hoa tử đằng màu tím thơ mộng.
Tiểu cảnh hồ nước trong vườn Nhật Bản với vòi nước ống tre, chum đá nhỏ chứa nước với cây cảnh và đá trang trí.
Lại một tiểu cảnh trang trí cho khu vườn kiểu Nhật với 2 vòi nước ống tre mộc mạc, tái hiện nếp sống sinh hoạt của người Nhật Bản xưa.
Trên đây là toàn bộ thông tin, hình ảnh về những sân vườn Nhật Bản đẹp, sân vườn Nhật Bản hiện đại, đẹp tuyệt nhất mà Trung Kiên Landscape gửi đến bạn đọc. Chúc các bạn có những phút giây thư giãn, thoải mái và đắm mình vào thiên nhiên!
Tham khảo: Khám phá khu vườn Nhật Ecopark ngay tại Việt Nam
Vườn tường thủy sinh: Lợi ích và xu hướng thiết kế hiện nay!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH CẢNH QUAN TRUNG KIÊN
Địa chỉ: Thôn 7, Xã Xuân Quan, Huyện Văn Giang, Hưng Yên
Hotline: 0966.744.666 – 0933.182.333
Email: cskh@tkl.com.vn
Website: tkl.com.vn
DANH SÁCH VƯỜN ƯƠM
VPGD Miền Bắc : Thôn 7, Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên
VPGD HN : 13/228 Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội
VPGD MN : 337 An Hòa, Sa Đéc, Đồng Tháp
Vườn Ươm 1 : Bãi Bè Quan, Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên
Vườn Ươm 2 : Xóm 8, Xã Kim Lan, Gia Lâm, Hà Nội
Vườn Ươm 3 : Trại giống Trung Kiên Sapa, TT Sapa, Lào Cai
Vườn Ươm 4 : An Hòa, Sa Đéc, Đồng Tháp
HỒ SƠ NĂNG LỰC CÔNG TY
Công Ty TNHH Cảnh Quan Trung Kiên với hồ sơ năng lực, pháp lý đầy đủ tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia mong muốn tìm kiếm đối tác liên danh, hợp tác trong các lĩnh vực:- Tư vấn quy hoạch và thiết kế, thi công cảnh quan khu đô thị, công viên, nhà máy, xí nghiệp, công sở, trường học, bệnh viện…
- Dịch vụ thiết kế thi công cảnh quan sân vườn biệt thự cao cấp.
- Dịch vụ trang trí hoa cây cảnh phục vụ lễ hội sự kiện.
- Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan.
- Dịch vụ bán và cho thuê các loại hoa bầu, hoa thảm, cây xanh, cây thế, cây phong thủy, cây công trình.
Cảnh Quan Trung Kiên với đội ngũ thiết kế và thi công trẻ trung sáng tạo nhiều kinh nghiệm sẽ đem lại dịch vụ tốt nhất, giá thành rẻ nhất. Cảnh Quan Trung Kiên uy tín và chất lượng.
☎ Liên hệ: 0966.744.666 - 0933.182.333 (báo giá, đặt lịch khảo sát, thi công, tư vấn miễn phí ...)