Cây công trình đóng vai trò quan trọng trong các thiết kế cảnh quan và khu đô thị. Trong bài viết hôm nay, cùng Trung Kiên Landscape tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây công trình thế nào là đúng và chuyên nghiệp nhất nhé!
Cây công trình là gì?
Cây công trình hiểu đơn giản là các loại cây được trồng, sử dụng trong các thiết kế cảnh quan đô thị, trong các công trình nhằm tăng tính thẩm mỹ và đảm bảo công trình sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng các yêu cầu đã định ra ban đầu.
Cây công trình không chỉ giúp làm tăng yếu tố thẩm mỹ, nó còn góp phần điều hòa không khí, giảm ô nhiễm môi trường, lọc tiếng ồn và có tác dụng thư giãn tinh thần rất tốt.
Ngoài ra, theo các đánh giá, các khu vực được thiết kế cảnh quan đẹp, số lượng cây trồng nhiều và đạt được sự hài hòa giữa kiến trúc đô thị với tự nhiên sẽ có mức sống tốt hơn, thu hút cư dân và có giá bất động sản tốt hơn so với các khu vực khác.
Cây công trình là thành phần không thể thiếu trong thiết kế cảnh quan
Xem ngay: Vườn trên mái – Giải pháp xanh cho lối sống đô thị hiện nay
Phân loại cây công trình
Có rất nhiều cách được áp dụng để phân loại cây công trình, ví dụ như:
Phân loại theo thành phần thực vật:
- Cây lá rộng
- Cây lá kim
- Cây ôn đới
- Cây nhiệt đới
Phân loại theo mục đích sử dụng:
- Cây che bóng (cây lấy bóng)
- Cây che phủ nền (phủ nền)
- Cây trang trí
- Cây hàng rào
- …
Phân loại theo nhóm cây:
- Cây có hoa, lá màu sắc đẹp
- Cây cho quả
- Cây dáng đẹp
- Cây ra hoa đẹp
- …
Phân loại theo độ cao:
- Cây đại mộc (nhóm cây có độ cao tự nhiên từ 20 – 25m trở lên)
- Cây thông thường (nhóm cây có độ cao tự nhiên từ 10 – 20m)
- Cây tiểu mộc (nhóm cây có độ cao tự nhiên dưới 10m)
Phân loại theo vị trí trồng và chức năng:
- Cây công trình trồng tại các khu vực công cộng
- Cây công trình trồng tại các khu vực hạn chế
- Cây công trình trồng tại các khu vực chuyên môn
Ngoài ra, còn có một cách phân loại khác nhưng thường được áp dụng tại các Quốc gia có diện tích rừng, cây tự nhiên lớn, đó là phân loại theo nhóm “Cây nhân tạo – Cây tự nhiên”.
Các loại cây công trình ra hoa sặc sỡ giúp cảnh quan đẹp và ấn tượng hơn
Xem ngay: Dịch Vụ Chăm Sóc Sân Vườn Chuyên Nghiệp, Giá Tốt Nhất
Kỹ thuật trồng cây công trình chuyên nghiệp
Việc đáp ứng các tiêu chuẩn về cây trồng và áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây công trình sẽ mang lại nhiều tác dụng:
- Giúp các chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí chăm sóc, chữa bệnh cho cây hoặc thậm chí thay mới khi cây chết
- Đảm bảo cho sự an toàn khi cây sinh trưởng trong các điều kiện và môi trường thời tiết khác nhau
- Cây sinh trưởng khỏe mạnh, phát triển tốt, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về cảnh quan
Tiêu chuẩn chọn cây công trình
Về kích thước:
- Cây có đường kính thân đạt từ 6 – 8cm → chiều cao tương ứng phải đạt từ 3 – 3.5m
- Cây có đường kính thân đạt từ 8 – 10cm → chiều cao tương ứng phải đạt từ 3.5 – 4m
- Cây có đường kính thân đạt từ 10 – 12cm → chiều cao tương ứng phải đạt từ 4 – 4.5m
- Cây có đường kính thân đạt từ 12 – 15cm → chiều cao tương ứng phải đạt từ 5 – 3.5m
- Với các cây có đường kính thân lớn hơn 15cm thì tùy vào loại cây, hình dáng và độ lớn tán để chọn chiều cao phù hợp
Về loại cây:
- Cây trong bầu: Là loại cây được ươm, trồng trong bầu khoảng 2 năm. Có khả năng sống tốt, tỷ lệ sống cao, chi phí thấp nhưng sinh trưởng chậm.
- Cây đánh thẳng: Là loại cây được trồng trong vườn ươm, đã đạt tới kích thước sinh trưởng nhất định, cho bóng mát nhanh, nhưng chi phí cao, khó chăm sóc và yêu cầu kỹ thuật cao khi bứng cây về.
- Cây dâm ủ kỹ: Là những loại cây được bứng về trồng và dưỡng lại trước khi mang đi trồng mới. Thường là những cây đại thụ, có sức sống cao và kích thước lớn.
Một vườn ươm cây giống công trình
Quy trình kỹ thuật trồng cây công trình
Để có thể thực hiện đúng kỹ thuật trồng, giúp cây không bị thương tổn và sinh trưởng bình thường, khỏe mạnh, cần chú ý thực hiện đúng các bước sau:
Chuẩn bị mặt bằng
Dọn sạch khu vực tiến hành trồng cây, loại bỏ rác thải, túi nilon, gạch đá. Nếu trồng cây trong đô thị hay trong các khu vực đông dân cư, xe cộ qua lại thì cần đặt thêm biển báo và cử người giám sát để cảnh báo giữ an toàn.
Định vị vị trí trồng cây
Việc định vị, xác định vị trí đào hố và trồng cây còn được gọi là “Thiết kế mật độ cây”. Đây là một bước quan trọng, không chỉ giúp tạo ra sự hài hòa về cảnh quan mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh trưởng, phát triển của cây cũng như các hoạt động khác sau này.
Đào hố trồng cây
Hố trồng cây to hay nhỏ, nông hay sâu còn tùy thuộc vào kích thước của bầu cây và loại cây được trồng. Để đáp ứng đúng kỹ thuật trồng cây công trình, hố đào thường phải rộng hơn từ 30 – 40cm so với bầu cây và độ sâu lớn hơn 15 – 20cm so với chiều cao bầu cây.
Ví dụ bầu cây có kích thước 50cm x 50cm, thì kích thước hố phải đạt tối thiểu 80cm – 100cm và chiều sâu đạt từ 65 – 80cm.
Ngoài ra, vị trí hố trồng cũng cần đảm bảo:
- Đào hố trồng trên vỉa hè cần tính toán khoảng cách tới các công trình nhà dân, cột điện, hố ga, miệng cống…
- Làm sạch gạch đá, rác bẩn trong hố
- Khi đào hố nếu phát hiện lớp cát hay tấm bê tông, dầm sắt… cần lập tức dừng lại để kiểm tra vì thường đó là dấu hiệu của việc bên dưới có công trình ngầm nào đó
Hố trồng cây cần đảm bảo kích thước so với bầu cây
Kiểm tra bầu cây
Cây công trình sau khi được mang tới nơi trồng cần được kiểm tra lần cuối xem cây có bị gãy, vỡ bầu đất hay có các dấu hiệu bất thường nào không?
Đây là một kỹ thuật trồng cây công trình rất quan trọng, bởi mặc dù cây có thể được bứng đúng cách, nhưng trong quá trình vận chuyển, nếu gãy thân hoặc vỡ bầu đất, cây rất khó hoặc thậm chí không thể sống được.
Trộn hỗn hợp trồng, bón lót
Đây là một hỗn hợp được tạo từ nhiều thành phần khác nhau, nhưng thường dùng nhất là xơ dừa, phân chuồng, phân vi sinh… với tỷ lệ 50% sơ dừa + 30% tro trấu + 15% phân bò + 5% phân vi sinh.
Tùy vào chất lượng đất tại nơi trồng mà chúng ta sẽ sử dụng lượng bón lót khác nhau, có thể trộn đều với đất hoặc trực tiếp đổ xuống hố và lấp đất lên trước khi trồng.
Điều chỉnh độ cao và dáng cây trước khi lấp đất
Trồng cây
Sau khi hoàn tất các bước kiểm tra và chuẩn bị như trên, bắt đầu tiến hành trồng cây:
- Cẩn thận xé bỏ lớp bọc bầu đất hoặc lưới bọc bên ngoài (nếu sử dụng lưới tự tiêu thì có thể trồng trực tiếp)
- Dùng cẩu hoặc nhẹ nhàng đặt cây vào trong hố
- Điều chỉnh dáng cây
- Điều chỉnh độ cao của bầu đất so với mặt đất (nơi đất cao thì bầu đất bằng hoặc thấp hơn khoảng 10cm, nơi đất thấp dễ ngập thì đặt bầu cao hơn)
- Lấp hố, chèn cây (nếu cần), tưới nước
Chống cây
Với các loại cây có kích thước và chiều cao tương đối lớn, sau khi trồng cần được cố định và chống bằng 3 – 4 cột chống (khoảng cách chống tại ⅓ – ⅔ chiều cao cây, tùy loại).
Bổ sung thuốc kích thích rễ
Thuốc kích rễ giúp bộ rễ cây sinh trưởng nhanh hơn, khỏe hơn, nhanh chóng ăn sâu và bám chặt vào đất.
Có thể sử dụng mỗi tuần/lần, trong khoảng 2 – 4 tuần đầu tiên lúc mới trồng. Khi cây tự đứng vững được hoặc bắt đầu trổ mầm, ra hoa thì có thể dừng lại.
Trên đây là một số kỹ thuật trồng cây công trình mà Trung Kiên Landscape muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng bài viết đã cho chúng ta thêm những kiến thức bổ ích về việc trồng cây nói chung và cây công trình nói riêng.
HỒ SƠ NĂNG LỰC CÔNG TY
Công Ty TNHH Cảnh Quan Trung Kiên với hồ sơ năng lực, pháp lý đầy đủ tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia mong muốn tìm kiếm đối tác liên danh, hợp tác trong các lĩnh vực:- Tư vấn quy hoạch và thiết kế, thi công cảnh quan khu đô thị, công viên, nhà máy, xí nghiệp, công sở, trường học, bệnh viện…
- Dịch vụ thiết kế thi công cảnh quan sân vườn biệt thự cao cấp.
- Dịch vụ trang trí hoa cây cảnh phục vụ lễ hội sự kiện.
- Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan.
- Dịch vụ bán và cho thuê các loại hoa bầu, hoa thảm, cây xanh, cây thế, cây phong thủy, cây công trình.
Cảnh Quan Trung Kiên với đội ngũ thiết kế và thi công trẻ trung sáng tạo nhiều kinh nghiệm sẽ đem lại dịch vụ tốt nhất, giá thành rẻ nhất. Cảnh Quan Trung Kiên uy tín và chất lượng.
☎ Liên hệ: 0966.744.666 - 0933.182.333 (báo giá, đặt lịch khảo sát, thi công, tư vấn miễn phí ...)